kỹ sư đi Nhật làm việc, đồng nghĩa với việc bạn phải rời phải rời xa quê hương, rời xa những người thân yêu để đầu một cuộc sống hoàn toàn mới tại nơi “đất khách quê người”. Sẽ chẳng phải lạ lẫm nếu như một ngày nào đó, bạn buột miệng cất lên: “Nhớ Việt Nam quá!” hay “bỗng dưng thấy ướt ở mắt” chỉ vì nhìn thấy tấm ảnh gia đình mình.
Để có thể “tạm gác” nỗi nhớ nhà và tiếp tục vững tâm cố gắng làm việc, tích lũy kiến thức kiến thức-kinh nghiệm ở Nhật Bản, kỹ sư đi Nhật có thể tham khảo một số bí quyết sau:
-
Thường xuyên giữ liên lạc với gia đình và bạn bè
Việt Nam và Nhật chênh lệch khá nhiều về múi giờ. Do đó, hãy sắp xếp một khoảng thời gian cố định phù hợp nhất để bạn có thể video call cho ba mẹ, bạn bè để hỏi thăm, chia sẻ và trò chuyện cùng họ.
2. Tự nấu những món ăn truyền thống
Thời gian đầu có thể bạn sẽ bị thu hút bởi đồ ăn Nhật. Tuy nhiên về sau, bạn sẽ nhớ những món ăn Việt Nam đậm đà, thơm ngon hơn bao giờ hết. Để không phải trải qua cảm giác “thèm cơm nhà”, hãy tham khảo cách nấu món Việt trên mạng hoặc đơn giản là gọi video call “xin bí quyết của mẹ”, sau đó tự nấu cho mình bất kỳ món ăn nào bạn thích.
Chị Trần Thị Trúc Quỳnh, hiện đang sinh sống tại Nagoya-shi, Nhật Bản chia sẻ .
“Sau khi theo chồng sang Nhật định cư, cuộc sống ở nước ngoài ban đầu khiến mình cảm thấy xa lạ, hụt hẫng và buồn chán, nỗi nhớ nhà ngày một tăng, đặc biệt mình nhớ những hương vị món ăn Việt Nam. Vì thế mình đã dành thời gian cho việc tìm hiểu các món ăn Việt. Khi nấu thành thạo những món ăn gia đình, mình bắt đầu học hỏi những món mới. Nấu ăn từ niềm vui rất đời thường là được ăn ngon và đã trở thành đam mê với mình như vậy đấy. Dần dần mình tìm thấy niềm vui từ bếp núc.”
![]() |
Bà mẹ trẻ đảm đang Trúc Quỳnh. |
Nhìn thực đơn phong phú mà chị Quỳnh tự tay chế biến, rất nhiều người không khỏi thán phục và ngưỡng mộ chị. Bởi những món ăn này khi nấu trên đất Việt đã khó, vậy mà trên xứ người, chị Quỳnh lại có thể nấu ngon và bày biện khéo léo đến vậy.
Cùng tham khảo những bữa ăn thật ngon do bà mẹ Việt đảm đang này trổ tài vào bếp:
![]() |
Ông xã chị Quỳnh người Nhật Bản nhưng rất thích ăn những món Việt mà chị nấu. |
![]() |
Mâm cơm nhà chị thường có rất nhiều món Việt hấp dẫn. |
![]() |
Bàn ăn của gia đình luôn hấp dẫn. |
![]() |
Những món ăn được chị trình bày vô cùng đẹp mắt. |
![]() |
Bánh hỏi heo quay “ngon không cưỡng nổi” |
![]() |
Chị Quỳnh còn khéo tay làm rất nhiều món ăn vặt như: bánh xèo, tàu phớ, bánh đúc tôm cháy, các loại chè…. |
![]() |
Chè đậu trắng nước cốt dừa |
![]() |
Bánh chuối cuộn nếp nướng chan nước cốt dừa |
3. Tích cực khám phá, trải nghiệm và học hỏi văn hóa Nhật
Đừng bao giờ khiến bản thân cảm thấy nhàn rỗi nếu bạn không muốn buồn bã vì nhớ nhà. Kỹ sư đi Nhật là cơ hội quý báu để bạn mở mang tầm mắt. Tiếp thu và tích lũy những nét đẹp văn hóa cũng như tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng của Nhật,..Vì vậy, còn chần chừ gì mà không tận dụng thời gian để khám phá, trải nghiệm và học hỏi thêm về đất nước tuyệt vời này bạn nhỉ!
Top 5 lễ hội ở Nhật Bản, kỹ sư đi Nhật làm việc nên tham gia dù chỉ một lần
(1). Lễ hội Shichi-go-san – Ngày con khôn lớn

(2). Lễ hội Hanami – lễ hội hoa anh đào tại Nhật Bản

(3). Lễ hội Shogatsu – Lễ mừng năm mới
(4). Lễ hội Obon – lễ Vu Lan
(5). Lễ hội Kishiwada Danjiri
Aoi Matsuri là một trong những số ít các Lễ hội vương triều truyền thống của Nhật Bản còn sót lại cho đến ngày nay, đồng thời cũng là lễ hội lâu đời nhất của đất nước này.
4. Gặp gỡ những “người đồng hương”
Giữa một vùng đất lạ lẫm, bạn chợt tìm thấy những người cùng màu da, mái tóc, ngôn ngữ với mình thì thật hạnh phúc phải không? Những người “đồng hương” gặp gỡ và cùng nhau chia sẻ về những trải nghiệm thú vị trên đất nước Nhật hoặc cùng ôn lại những kỷ niệm tuyệt đẹp ở quê hương cũng là cách hữu dụng giúp “xoa dịu nỗi nhớ nhà” của kỹ sư đi Nhật.
Kỹ sư đi Nhật có thể xem những hình ảnh hết sức ấm áp nhân kỳ nghỉ Obon, ngày 12/8.
Được biết, hàng năm đồng hương xứ Nghệ ở Nhật Bản thường tổ chức gặp gỡ trong các kỳ nghỉ dài ngày như tuần lễ Vàng, lễ Obon, nhằm thắt chặt tình cảm đồng hương, tăng cường sự giao lưu hiểu biết, chia sẻ giúp đỡ nhau trong cuộc sống xa quê.